Từ khi tin sứ giả triều đình bị giết hại về đến kinh thành.
Mọi thứ tưởng chừng như đang yên ổn bỗng náo loạn. Để trấn an dân chúng, hoàng
hậu quyết định "ra tay sớm hơn một chút". Lễ hội tuyển vợ cho thái tử
được bố cáo rộng rãi khắp xa gần.
"Một tháng nữa, hoàng cung mở hội tuyển vợ cho Thái Tử.
Tất cả thiếu nữ xa gần đều có thể tham gia."
Cả nước đang hoang mang vì bỗng trở nên nhộn nhịp và bừng tỉnh.
"A, thái tử tuyển vợ. Vậy là chuyện ngoài biên ải, hẳn đã được triều đình
định đoạt. Không phải lo lắng nữa."
Thông tin về lễ hội nhữ một luồng gió tươi mới vào không khí
u ám bao trùm đất nước.
Lúc bấy giờ, Cám và các ái nữ của quan lại trong triều được
điều về hầu hạ trong cung của Thái Tử. Phần để cho họ làm quen dần với các nghi
lễ nơi cung cấm, phần cũng để họ làm quen với nếp sinh hoạt và tính tình của
thái tử để sau này tiện bề hầu hạ. Quan trọng nhất chính là, ý Hoàng Hậu muốn
Thái Tử dựa vào biểu hiện của từng người để tự ý chọn lựa một nữ nhi phù hợp để
làm Hoàng Thái Tử Phi.
Vàng Anh và Kim Thị một chín một mười. Nhất là Vàng Anh -
phong thái thoát tục. Mặc dù mới vào cung được ít lâu, nhưng vì là con gái của
Hình Bộ Thượng Thư nên đã gặp thái tử không ít lần trước đó. Hai người có thể
xem như bạn từ thời thơ ấu. Thái Tử đặc biệt đánh giá cao Vàng Anh, nhất là khi
nàng múa, dáng vẻ thanh tao, nhẹ nhàng như cánh chim. Có lần, thái tử xem Vàng
Anh múa, không khỏi si mê, ngỡ nàng như một chú chim nhỏ xinh đang hát ca,
chàng bỗng thốt lên: "Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay
áo!"
Cũng sau lần đó, nhiều người chắc mẩm, vị trí Trữ Phi ( vợ của
Thái Tử ) không ai khác, chỉ có thể là Vàng Anh.
Bản thân Vàng Anh cũng cảm thấy rằng, trong số những ái nữ
nhà quan, khó có ai có thể tranh giành vị trí này với cô. Ngoại trừ một người,
là Kim Thị. Kim Thị tính tình nho nhã dịu dàng, cơ thể lúc nào cũng toát ra một
mùi hương nhè nhẹ khiến người xung quanh cảm thấy vô cùng dễ chịu.
Cuộc cạnh tranh ngầm giữa Kim Thị và Vàng Anh diễn ra trong
cung Thái Tử quả thực không khó để nhận ra. Họ cũng là hai mỹ nữ thường xuyên
được Thái Tử gọi để hầu hạ khi chàng xem xét tấu sớ trong thư phòng, hay đi
theo chàng trong những lần săn bắn cùng các tướng quân.
Cám không quan tâm lắm tới những gì đang diễn ra trong cung.
Ngay từ khi bước chân vào đây, Cám đã sớm mong có ngày được trở về đoàn tụ với
mẹ, với Tấm. Nhà của cô là ở ngoài kia. Không phải chốn này. Nơi hàng trăm người
đàn bà, chỉ có một lẽ sống duy nhất là người đàn ông chưa chắc đã để tâm tới họ.
Nghe tin cha Tấm qua đời, tin tức ở nhà không sao biết được,
lòng Cám rối bời. Cô lo cho mẹ, nay đã không còn chỗ nương tựa. Liệu một mình
bà đơn độc ngoài kia, đang sống thế nào? Cô lo cho Tấm còn nhỏ, đã chịu cảnh mồ
côi mẹ, nay lại mất cả cha... Không biết Tấm giờ này, có đau buồn lắm không? Có
vượt qua được không?
.....
Một buổi chiều nọ, khi Cám đang đi lang thang gần hồ trong
vườn hoa gần cung Thái Tử. Cô lo nghĩ về nhiều thứ. Mọi suy nghĩ cứ rối tung
trong đầu. Bỗng có tiếng la hét thất thanh của Vàng Anh:
- Cứu! Cứu với! Có người chết đuối! Có người rơi xuống nước
chết đuối!
Nhìn quanh không thấy có ai, Cám vội vã chạy tới bên hồ. Con
mèo Hắc Miêu của Thái Tử đang loi ngoi trên mặt mặt nước. Cám vội vã nhảy xuống
vớt chú mèo nhỏ tội nghiệp.
Vừa lên bờ, bỗng thấy Thái Tử chạy tới, chàng nắm tay Vàng
Anh hốt hoảng: "Nàng có sao không?"
Vàng Anh vội gập người quỳ xuống chân thái tử:
- Xin Thái Tử tha mạng, tiểu nữ đưa Hắc Miêu đi dạo. Ai ngờ,
Hắc Miêu tinh nghịch, tiểu nữ chạy theo không kịp thì đã bị ngã xuống hồ. Tiểu
nữ không biết bơi. May mà...
Thái Tử liền nói Vàng Anh đứng dậy:
- Không sao, Hắc Miêu được cứu, nàng không sao. Vậy là tốt rồi.
Lúc này, Thái Tử mới quay sang Cám đang ướt nhẹp ôm chú mèo
run rấy trên tay. Gọi thái giám đưa Hắc Miêu đi sưởi ấm.
Mặt Cám vẫn cúi gằm, lạy chào thái Tử. Trong giây lát, Thái
Tử bỗng bần thần.
Ẩn sau những làn tóc xoã ướt, bộ y phục cung nữ tầm thường với
dáng người co quắp... Lớp hoá trang xấu xí bị làn nước làm cho mờ đi.... Gương
mặt xinh đẹp của Cám dần dần lộ ra...
Thái Tử:
- Nàng là ai?
( còn nữa...)
No comments:
Post a Comment